Ông ngoại Hồng Kông đồng loạt xuống đường ủng hộ con cháu,

https://www.facebook.com/leminh.jack/videos/2458228744417841/?t=143

“Ông ngoại” cầm cây gậy, giương cao trên đầu khi ông cầu xin cảnh sát chống bạo động ngừng bắn hơi cay. Ông đã là hình ảnh thân thương trong mắt người dân Hongkong trong các cuộc xuống đường – một người biểu tình trên 85 tuổi xuất hiện giữa trận tiền, quyết âm bảo vệ thế hệ trẻ đang đấu tranh cho dân chủ của Hồng Kông.

Mặc dù tuổi cao, Wong vẫn thường thấy trong các trận chiến trên đường phố ở Hồng Kông, khập khểnh tiến về phía cảnh sát, đặt mình vào giữa các sĩ quan chống bạo động và những người biểu tình đang hăng tiết, hy vọng hạ nhiệt căng thẳng có nguy cơ trở thành đụng độ.

“Chẳng thà giết người già còn hơn đánh người trẻ,” ông nói với AFP trong một loạt các cuộc giao tranh gần khu mua sắm ở Vịnh Causeway, với mặt nạ khí lủng lẳng trên cằm.

“Bây giờ chúng ta đã già, nhưng tụi trẻ là tương lai của Hồng Kông.”

Ba tháng của các cuộc biểu tình lớn ủng hộ dân chủ ở thành phố bán tự trị của Trung Quốc đôi khi bùng phát dữ dội với tràn ngập giới trẻ.

Nghiên cứu của các học giả đã chỉ ra rằng một nửa số người trên đường phố là từ 20 đến 30 tuổi, trong khi 77% có bằng cấp.

Phong trào vẫn duy trì với sự ủng hộ rộng rãi của toàn cộng đồng với các luật sư, bác sĩ, y tá, giáo viên và công chức, tất cả đều tổ chức các cuộc biểu tình đoàn kết gần đây, ngay cả khi bạo lực leo thang. Các nhóm người cao tuổi – được mệnh danh là “những sợi tóc bạc” – cũng đã diễu hành.

Ông ngoại Wong và người bạn chú Trần (Uncle Chen), một người xấp xỉ 73 tuổi, là một trong những người hoạt động tích cực nhất của thế hệ cũ này.

Hai người này là một phần của nhóm có tên là “Bảo vệ lũ trẻ”, hầu hết là người già và tình nguyện viên. Hầu như mỗi cuối tuần, họ ra đường, cố gắng hòa giải giữa cảnh sát và người biểu tình, hoặc dàn ngang cố câu giờ cho người biểu tình tản đi trước khi cảnh sát tổ chức tấn công.

Khi luồng hơi cay tràn xuống đại lộ ở Vịnh Causeway – con đường với các trung tâm thương mại và nhà bán lẻ thời trang xa xỉ – Chan nắm chặt tay Wong, ngăn đồng đội cũ của ông ta lao mình vào cuộc chiến.

“Nếu chết, chúng ta sẽ chết cùng nhau”, Chan hét lên, ông đã bỏ chiếc mũ bảo hiểm trên đầu, thay vào đó là chiếc mũ giấy màu đỏ bắt mắt với khẩu hiệu.

Trong khi “Bảo vệ trẻ em” xuất hiện chủ yếu để bảo vệ thanh niên, Wong nói ông cố gắng cảnh báo những người biểu tình không khiêu khích cảnh sát.

“Thật sai lầm khi ném đá, đó là lý do cảnh sát đánh tụi trẻ ông than thở. “Tôi hy vọng cảnh sát sẽ không đánh và bọn trẻ sẽ không ném đồ lại.”

“Mọi người nên giữ hòa bình để bảo vệ các giá trị cốt lõi của Hồng Kông.”

Khi mùa hè thịnh nộ tàn phá Hồng Kông, bạo lực leo thang ở cả hai phía.

Mỗi cuối tuần, cơn giận dữ dường như ngày càng dữ dội, với một số người biểu tình mặc đồ đen sử dụng bom xăng, súng cao su và gạch.

Cảnh sát cũng đã tăng cường bạo lực, triển khai các vòi rồng và dùng đến hơi cay và đạn cao su đầy hung hãn.

Hơn 1.100 người đã bị bắt, từ trẻ em từ 12 tuổi đến một người đàn ông hơn 70 tuổi. Nhiều người đang phải đối mặt với cáo buộc bạo loạn, mức án có thể lên tới mười năm tù.

Nỗi sợ hãi cho số phận người biểu tình kỳ cựu là cụ bà Alexandra Wong càng tăng lên. Bà được biết đến với tên gọi “Bà ngoại Wong” – người đã tham dự hàng chục cuộc biểu tình, vẫy lá cờ Anh to lớn.

Bà sống ở Thâm Quyến, một thành phố bên kia biên giới trên lục địa Trung Quốc, dạo gần đây không được nhìn thấy trong các cuộc biểu tình kể từ giữa tháng 8, khi có cảnh quay video cho thấy bà bị thương sau cuộc đụng độ với cảnh sát bên trong ga tàu điện ngầm.

– ‘Hãy để người già chăm sóc tụi con’ –

Ông nội Wong nói ông hiểu tại sao những người trẻ tuổi cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phản đối.

Ông đã theo dõi trong nhiều thập kỷ khi Trung Quốc đại lục trở nên giàu có và quyền lực hơn trong khi vẫn độc đoán.

“Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc đến Hồng Kông, Hồng Kông sẽ trở thành Quảng Châu”, ông Wong thở dài, ám chỉ một thành phố đại lục gần đó.

“Chính quyền có thể bỏ tù bạn bất cứ khi nào họ muốn.”

Các cuộc biểu tình của Hồng Kông gây ra do một dự luật gây tranh cãi sẽ cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, gây lo ngại về các phiên tòa không công bằng do hồ sơ lạm quyền.

Nhưng nó sớm biến thành một phong trào rộng lớn hơn, kêu gọi cải cách dân chủ và trách nhiệm của cảnh sát.

Roy Chan, người tổ chức nhóm “Bảo vệ trẻ em”, cho biết ông tôn trọng những gì người già làm nhưng thất vọng vì họ phải bôn ba ngoài đường phố.

“Họ nên có một cuộc sống tốt ở nhà trong những năm cuối đời”, ông nói. “Nhưng họ đang trong một cuộc chiến và bảo vệ giới trẻ.”

Sự hiện diện của ông ngoại Wong tại cuộc biểu tình ở Vịnh Causeway đã chấm dứt khi cảnh sát chống bạo động cuối cùng đã dọn sạch khu mua sắm thường nhộn nhịp. Nhưng ngày hôm sau ông quay lại ngay – lần này tại một cuộc biểu tình gần sân bay của thành phố.

“Về nhà đi tụi con” ông vừa gào to vừa khóc, nhưng tràn đầy năng lượng mới. “Hãy để người già chăm sóc tụi con”.

Bài Khác

Follow by Email
YouTube