
***** Hành quân trực thăng vận *****Hồng Điểu Jo. Vĩnh

Trực Thăng UH là loại máy bay được liên kết mật thiết nhất với các đơn vị Bộ Binh của QLVNCH. Sau khi tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố gia tăng cuộc chiến chống cộng sản ở vùng Đông Nam Á bắt đầu. Năm 1964 Ông đã quyết định đưa quân đội Hoa Kỳ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam, quân số đang từ 16,000 cố vấn quân sự năm 1963, đã tăng lên 525,000 quân tham chiến năm 1967.
Khi chính phủ Mỹ quyết định đổ quân vào Việt Nam thì họ cũng đồng loạt đem theo vũ khí, quân trang, quân dụng vào miền Nam, rồi xây cất rất nhiều phi trường và các căn cứ quân sự dưới vĩ tuyến 17, và trên toàn cõi miền Nam Việt Nam. Đặc biệt Hoa Kỳ đã đưa một số lượng khổng lồ máy bay trực thăng 12,000 chiếc sang phục vụ cho chiến trường Việt Nam, chưa kể các trực thăng thuộc khối dân chính quốc phòng như: AIR AMERICA, USOM, USAIDS và của các hãng thầu xây cất như PACIFIC & RMK-BRJ v.v… Nhiều nhất là UH-1H.

Trực thăng UH Huey Bell Iroquois là loại máy bay tham gia nhiều nhất trên chiến trường Việt Nam, phải kể đến: UH-1A, 1B, 1C, 1D & đa số là UH-1H, động cơ Lycoming T53, 1400HP do công ty Bell Iroquois Helicopter sản xuất. Trước khi Mỹ đem UH-1 vào Việt Nam, thì họ đã viện trợ cho KQVNCH loại trực thăng có trọng tải nhẹ, như: H19 & H34 động cơ nổ, bay chậm, chở được rất ít hành khách và quân dụng.
Sau đó Mỹ đem trực thăng CH21 (H-21 “Flying Bannana, kiểu trái chuối 2 chong chóng) của US Army vào VN. Họ xử dụng H21 bốc và đổ quân trên chiến trường miền Nam. Nhưng loại CH21 này không hữu dụng vì nó khó khăn trong công tác bảo trì và cồng kềnh, lại bay chậm nữa, tốc độ 127mp/h, dễ làm mồi cho VC, mục tiêu để phòng không bắn hạ, nên CH21 sớm bị khai tử tại VN sau năm 1963.
Kế đến, US Army thay thế bằng loại trực thăng UH-1A. Model này chỉ có 2 cánh cửa cargo, kéo hai bên (2 sliding doors), và modified thành trực thăng võ trang (Gunships) UH-1B, dùng để hộ tống hợp đoàn đổ quân. Về sau chỉ còn US Navy Seawolves vẫn sử dụng loại Gunships này.
Chiến tranh ngày càng leo thang. Quân đội Mỹ cho nhập vào VN loại trực thăng UH-1H, OH-6A cán gáo và Gunships Cobra để escort hợp đoàn slicks UH-1H đổ quân trên chiến trường miền Nam. UH-1H có trọng tải nhiều hơn, khoang hành khách rộng, có thể chở được 10 quân nhân lực lưỡng bộ binh Hoa Kỳ với vũ khí và quân trang cá nhân mang theo khi đi hành quân. UH-1H có tốc độ Max.140mp/h tương đương với 210km/h.
Đối với binh sĩ VNCH, UH-1H có thể chở được trên 1 tiểu đội (12 chiến sĩ). Lính VNCH nhỏ con hơn lính Mỹ, nên đôi khi phi hành đoàn VNAF du di, chở tới 16 binh sĩ mà vẫn dưới 50 Torque. Trọng tải của UH-1H, 50 Torque Power là Max cất cánh an toàn. Trên 50 Torque thì quá tải (Overloaded). Vì thế khi hợp đoàn bay đi bốc quân bạn. Mỗi lift gồm 5 phi cơ slicks UH-1H, có thể chuyên chở được trên 60 tới 65 binh sĩ BB với vũ khí cá nhân trang bị đầy đủ.
***** HỢP ĐOÀN TRỰC THĂNG VẬN CỦA VNAF *****Bay Hành Quân. (Helicopter Combat Team) gồm:
– 1 Phi cơ chỉ huy C&C (Commander & Controller)
– 3 Trực Thăng Võ Trang (Gunships Escort)
(2 gunships escort + 1 spare gunship, ground alert)
– 5 Trực thăng chở quân (Slicks)
http://www.vietnamhelicopters.org/uh-1h-huey/


– Phi cơ C&C hướng dẫn và chỉ huy cuộc đổ quân.
Trưởng Phi Cơ (TPC) bay C&C thường là cấp Th/tá trở lên, sẽ chỉ huy toàn bộ hợp đoàn trực thăng vận đổ quân. Phi cơ C&C chở theo Chỉ Huy Trưởng Bộ Binh và BCH hành quân (còn gọi là Back Seaters).
– 3 Trực thăng võ trang (UH-1H GUNSHIPS MODIFIED) bay hộ tống hợp đoàn đổ quân và yểm trợ quân bạn. Trưởng Phi cơ bay Leader Gunships là những phi công lão luyện, có khả năng bay dẫn đạo từ 2 phi cơ trở lên và chỉ huy những phi cơ võ trang bay theo (wing friends), Gunships Leader đã từng bay các phi vụ trực thăng võ trang yểm trợ hành quân, đánh phá các mục tiêu và giải toả áp lực địch quân
– 5 Trực thăng bốc và đổ quân (slicks). Trường Phi Cơ (Formation’s Leader) bay dẫn đầu hợp đoàn, thường là vị Phi Đội Trưởng, dầy dạn kinh nghiệm chiến trường và đủ khả năng bay dẫn đạo hợp đoàn. Ứng biến, xử lý và ra lệnh khẩn cấp, khi bất kỳ phi cơ nào trong hợp đoàn, gặp hữu sự. Hay phân công ngay, các phi vụ lệnh khẩn cấp.
***** ĐỘI HÌNH BAY HỢP ĐOÀN ĐỔ QUÂN *****

Leader of Formation là chiếc phi cơ bay đầu, dẫn hợp đoàn. TPC chiếc Leader thường là cấp bậc Đại Úy hay Tr/úy kỳ cựu. Leader có nhiệm vụ liên lạc trực tiếp và nghe lệnh từ C&C, nhận lệnh từ C&C và bay theo hướng dẫn của Gunships Leader khi vào bãi đáp.
– Nếu hợp đoàn ít phi cơ, bay 3 chiếc, thì chiếc Leader bay trước dẫn đầu, chiếc số 2 bay bên phải, chiếc số 3 bay bên trái theo đội hình chữ ᴧ ngược.
– Nếu hợp đoàn 4 phi cơ: Sẽ bay theo đội hình Diamond. Chiếc Leader bay dẫn đầu, số 2 bên phải, bay kè theo, song song ở 45 độ chéo góc phía sau. Chiếc số 3 bên trái bay theo chiếc Leader và ở 45 độ. Chiếc số 4 bay sau cùng ở chính giữa của chiếc số 2 và 3 bay theo leader.
– Nếu hợp đoàn gồm 5 máy bay, thì hợp đoàn sẽ bay theo đội hình mũi tên, chữ ᴧ ngược
Phi cơ số 5 của hợp đoàn, còn gọi là chiếc Trailer’
TPC bay chiếc Trail số 5 thường là vị Phi Đội Phó hay là một Phi Công lão luyện, cũng có khả năng bay Leader. Chiếc số 5 có nhiệm vụ, nhắc lại lệnh của Formation’s Leader cho cả hợp đoàn cùng nghe rõ. Theo dõi và kiểm soát các phi cơ khi bay trong độị hình (formation).
Formation’s Trailer luôn luôn báo cáo với Leader khi bốc và đổ quân bạn xong, cất cánh và dời bãi đáp. Thí dụ: Leader! Leader! Đây Trailer gọi. Hợp đoàn đã đổ quân xong cất cánh v.v… Hoặc Leader! Đây Trailer: Hợp đoàn cất cánh an toàn! v.v… Trường hợp vì nhu cầu khẩn cấp ngay tại chiến trường như: C&C yêu cầu bốc thương binh hay tiếp tế thêm vũ khí, thì chiếc Trailer sẽ phải break ra khỏi hợp đoàn, thi hành ngay các phi vụ này.
Với những cuộc hành quân cấp tiểu đoàn, thì hợp đoàn trực thăng 5 phi cơ slicks UH-1H có thể bốc và đổ quân 5 lifts trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ thần tốc, là đủ cung ứng quân số cho trên chiến trường. Mỗi UH-1H chở được một tiểu đội binh sĩ. Một lift đổ quân với 5 slicks UH-1H (5PC x 12QN = 60 chiến binh). 5 lifts x 60QN sẽ đổ xuống chiến trường trên 300 binh sĩ.

***** PHI VỤ LỆNH HÀNH QUÂN *****Tối hôm trước khi bay hành quân. Trưởng Phòng Hành Quân và Phi Đội Trưởng sẽ cắt bay, phân nhiệm vụ cho các Phi Hành Đoàn (PHĐ) và thành viên PHĐ trong phi đội dưới quyền, gồm:
– 1 PHĐ bay C&C (4 nhân viên phi hành).
– 3 PHĐ bay Guships (12 nhân viên phi hành).
– 5 PHĐ bay slicks bốc quân (20 nhân viên phi hành).
Mỗi khi có lệnh hành quân, thì phi cơ C&C và 3 Gunships sẽ cùng bay lên vùng trước. TOT đúng giờ hẹn.
C&C đến Bộ Chỉ Huy quân bạn BB, bốc Back Seaters, rồi chở đến Phi trường hay căn cứ gần nhất để họp bàn mật lệnh về tham mưu hành quân. Sau đó cuộc đổ quân bắt đầu. C&C và hai gunships escort bay lên vùng hành quân dọn bãi đáp (Clear LZ) cho hợp đoàn đổ quân.
Khi đến mục tiêu, C&C bay ở cao độ 1,500 mét để quan sát và chỉ huy. Xác định mục tiêu, phóng một quả khói xuống vị trí tác xạ. Hai 2 gunships theo lệnh của C&C nhào xuống đánh phá mục tiêu ngay tức khắc, dọn bãi đáp để cho hợp đoàn slicks bay đến đổ quân ngay. Khi nào gunships dọn bãi xong, cảm thấy an toàn thì báo cho C&C ra lệnh cho hợp đoàn đổ quân bay đến. Khi hợp đoàn đổ quân, bay gần tới mục tiêu chiến trường (Short final approach) khoảng 1 mile, thì 2 gunships bay ra đón, hộ tống 2 bên hợp đoàn, bắn yểm trợ, bảo vệ hợp đoàn khi đáp. Hợp đoàn chạm càng, thả quân xuống đất, thì 2 gunships sẽ bắn vòng quanh bao vây bãi đáp, để bảo vệ hợp đoàn. Khi nào nghe Formation’s Leader báo cáo đổ quân xong, cất cánh, thì 2 gunships sẽ bay ở phía sau hợp đoàn, hộ tống hợp đoàn dời bãi đáp, lấy cao độ, bay về căn cứ, bốc quân những lifts kế tiếp. Và cứ tuần tự như vậy, cho đến lúc đổ đủ quân số xuống chiến trường theo yêu cầu.
Sau khi đổ hết quân xuống chiến trường, hợp đoàn slicks sẽ về phi trường (refill) đổ xăng trước, rồi load thêm quân dụng và vũ khí, sẵn sàng tiếp tế cho quân bạn. C&C và Gunships ở lại yểm trợ quân bạn dưới đất, tiến chiếm mục tiêu cho đến khi gần cạn xăng thì về phi trường refill.
Khi Gunships, C&C và Back Seaters về phi trường đổ xăng, nghỉ ăn trưa, load thêm Rockets và đạn dược, sau đó tiếp tục hỗ trợ hợp đoàn slicks bay lên tiếp tế cho chiến trường. Nếu chiến trường quá sôi động, trong khi hợp đoàn trực thăng nghỉ ăn trưa, sẽ có phi, pháo lên yểm trợ.
Trước nhất là pháo binh sẽ nã pháo để mở đường tiến quân. Phi cơ quan sát L19 và khu trục lên vùng tiếp viện, cùng với xe tăng thiết giáp (nếu có) sẽ mở đường dẫn trước đoàn quân. Nếu cần tiếp tế thêm, thì sau khi các PHĐ trực thăng dùng cơm trưa xong, sẽ lên vùng ngay.
Cuộc đổ quân trong ngày.
Khi chiến trường đã bình định, yên tĩnh, buổi chiều hợp đoàn trực thăng vận sẽ bay ra chiến trường bốc hết quân bạn về lại căn cứ, nơi phát xuất. Nếu chiến trường còn tiếp tực sôi động, màn đêm buông xuống, thì phi cơ AC47 Hỏa Long & AC119 Hắc Long sẽ lên vùng tiếp viện, thả hoả châu, tác xạ yểm trợ cho quân bạn đến sáng, sẽ có L19 và các phi tuần khu trục vùng lên phản công tiếp viện. Trực thăng vận chỉ đổ quân ban ngày.
Sau khi chiến trường đã giải tỏa, phi vụ trong ngày hoàn tất. Hợp đoàn trực thăng và Gunships bay về phi trường tổ ấm. C&C thả Back Seaters về căn cứ BB, rồi cũng bay theo hợp đoàn về nhà. Tất cả các phi cơ của họp đoàn hành quân, khi về tới phi trường phải ghé POL đổ xăng đầy bình, bay về Ụ Parking, rồi vô phòng hành quân ghi báo cáo, chấm dứt phi vụ. Ngày hôm sau được nghỉ ngơi hay trực bay phụ.
***** TRỰC THĂNG BAY TIẾP TẾ & LIÊN LẠC *****UH-1H = Utility Helicopter là loại trực thăng đa dụng, có thể sử dụng trong nhiều lãnh vực và các công tác, như: Chuyên chở VIP và hành khách – Vận chuyển quân đội – Chuyên chở hàng hóa – Tiếp tế tiếp liệu – Câu móc quân dụng – Liên lạc – Thám sát – Võ trang yểm trợ quân bạn – Giải tỏa đồn bót đang bị bao vây.
Thường thường các phi vụ liên lạc do các Sư Đoàn hay các Tiểu Khu xin (Request). Mỗi nơi có thể xin 1 hay 2 phi cơ, cho các cấp chi huy đi thị sát, đi công tác hay chở vũ khí hàng hóa tiếp liệu trong khu vực trách nhiệm.

***** TRỰC THĂNG UH-1H BAY TẢN THƯƠNG *****Mỗi Sư Đoàn KQ có 2 phi đội UH-1H trực bay Rescue và Tản Thương trong vùng trách nhiệm của quân khu. SĐ4KQ có hai phi đội tản thương “Hồng Điểu 259H & I” Call sign Hồng Điểu = Chim Hồng Thập Tự.
Mỗi ngày hai phi đội tản thương của SĐ4KQ có: 4 phi cơ UH-1H trực bay tản thương: 1 Chiếc Rescue Alpha (ground Alert) (Call sign Kim Cương KC)
– 1 phi cơ tản thương KC Charlie bao vùng từ bờ bắc sông Hậu lên tới ranh giới tỉnh Long An.
– 1 phi cơ tản thương KC Delta bao vùng từ bờ Nam sông Hậu xuống tận mũi Cà Mau.
– 1 phi cơ tản thương KC Echo bao vùng cho Biệt Khu 44 gồm: Mộc Hóa, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, đảo Phú Quốc và cả chiến trường Campuchia khi QĐ/VNCH sang giúp nước bạn.
SĐ4KQ có 5 phi đoàn trực thăng vận. Khi bay hợp đoàn hành quân, họ bắt buộc phải dùng các danh hiệu riêng cho từng phi đoàn và từng loại máy bay, do Phòng Hành Quân Chiến Cuộc SĐ4KQ cung cấp. Do đó các hiệp sĩ VNAF/SĐ4KQ khi đang bay trên không, cưỡi gió, đạp mây, mà nghe Danh Hiệu gọi, liên lạc với đài Radar Paddy, họ biết ngay là phi cơ loại nào? Của phi đoàn nào? Bay đi hướng nào rồi:
Danh hiệu các loại Phi Cơ của SĐ4KQ, khi bay Hành Quân, liên lạc với Radar Paddy:
– L19 máy bay quan sát = Danh hiệu: Sơn Ca, Họa Mi.
– A37 khu trục phản lực = Danh hiệu: Thần Hổ, Thần Báo.
– AC47 = Hỏa Long.
– AC 119 = Hắc Long & Tinh Long.
– Phi đoàn 249 trực thăng Chinook CH47= Đại Bàng.
– Trực thăng bay biệt phái danh hiệu là Kim Cương (KC).
– Các Phi Đoàn Trực Thăng Vận khi đi bay đổ quân:
– Phi đoàn 211 = Hắc Mã
– Phi đoàn 217 = Bạch Mã
– Phi đoàn 225 = Hồng Mã
– Phi đoàn 227 = Phi Mã
– Phi đoàn 255 = Hải Mã
Phi Cơ Trực Thăng Rescue = Kim Cương Alpha.
Trực Thăng dành cho Tướng Vùng = Kim Cương Bravo.
Trực Thăng dành cho Tư Lệnh SĐ4KQ = Mékong I.
Những danh hiệu trên chỉ dùng để liên lạc, gọi đài Radar Paddy mà thôi. Còn các phi đoàn vẫn có các danh hiệu sử dụng trên giấy tờ hành chánh và show off hàng ngày như:
– Phi đoàn 211 Thần Chùy – Gunships Sét Thần.
– Phi đoàn 217 Thần Điểu – Gunships Hỏa Điểu.l
– Phi Đoàn 225 Ác Điểu – Gunships Diều Hâu.
– Phi Đoàn 227 Hải Âu – Gunships Ó Biển.
– Phi Đoàn 255 Xà Vương – Gunships Mãng Xà.
– Phi đoàn 249 Chinook CH47 Mãnh Long
Xin nói sơ qua về Trực Thăng Vận của US Army. Trước khi bàn giao các phi đoàn trực thăng UH-1H cho Không Quân VNCH, thì quân đội Mỹ hoàn toàn nhận trách nhiệm bốc và đổ quân trên chiến trường. Huấn luyện các phi công trực thăng KQ/VNCH bay hành quân.
Chúng ta biết Mỹ là quốc gia nhà giàu đi đánh giặc, nên lực lượng võ trang của họ rất hùng hậu. Trước khi đổ quân Bộ Binh bằng trực thăng vận, thì họ cho Pháo Binh, Khu Trục Cơ và xe Tăng vào quần nát mục tiêu chiến trường, rồi mới đổ quân. Hơn nữa hợp đoàn trực thăng vận của US Army bay rất hùng hậu.



***** US Army Combat Team gồm *****– 1 Heli. C&C Command & Control hỗn hợp Việt Mỹ.
– 1 Hel. OH-6A và 1 Hel. LOH -58 thám sát và quan sát.
– 2 Cobra (AH-1G Gunships).
– 5 Hel. Slicks Trực thăng vận đổ quân.
– 1 Hel. UH-1 nữa, sẽ bay vòng quanh bãi đáp thả khói, tung hỏa mù, bao che hợp đoàn đồ quân.
Sau khi Phi, Pháo và xe Tăng quần nát bãi đáp nơi chiến trường, rồi mới tới Trực Thăng C&C và Bộ Chỉ Huy BB lên vùng hành quân, dẫn theo:
– 1 Trực thăng cán gáo OH-6A bay sát mặt đất dò tìm địch.
– 1 trực thăng loại nhỏ LOH 58 mũi nhọn bay lưng chừng phía sau, theo dõi hợp đoàn và chiếc OH6.
– LOH58 luôn bay cặp kè với 2 chiếc Cobra.
– 2 Trực Thăng gunships Cobra bay ở cao độ 300 mét, tác xạ dọn bãi đáp với OH6 + LOH58 và hộ tống đoàn slicks.
Lý do: Cobra phải bay cao vì các súng gắn cố định. Không moving súng được như Gunships của VNAF do các xạ thủ xử dụng quơ qua, quơ lại uyển chuyển khi tác xạ. Cobra có hỏa lục rất mạnh. Một chiếc Cobra được gắn:
– 1 cây Canon 20mm;
– 1 cây Minigun 6 nòng;
– 1 cây M79 bắn đạn nồi;
– 2 ống phóng Rockets. Mỗi ống loading 19 quả rockets.
Do đó họ có dư vũ khí đạn dược, bao vùng thời gian lâu.
– 5 Slicks bốc quân. Mỗi Slick 2 cây đại liên M60.
US Army luôn luôn hành quân theo sách vở huấn luyện, nên khi ra chiến trường, họ đổ quân chậm hơn VNAF. Combat Team của họ dọn bãi đáp rất cẩn thận và tốn thời gian. Slicks bốc quân thì phải cất cánh lấy cao độ đủ an toàn, rồi hạ cánh phải từ từ, theo hướng dẫn của cặp Cobra và LOH 58, đúng như sách vở chỉ dậy.

Còn trực thăng vận VNAF nhà nghèo, đánh nhanh và rút gọn. Nếu hành quân ở vùng đồng bằng, hợp đoàn VNAF khi bốc và đổ quân không cần cất cánh lấy cao độ, mà chỉ bay Low Level, rồi đáp nhanh. Như vậy sẽ an toàn hơn bay cao, tránh bị phòng không VC bắn hạ.
VNAF COMBAT TEAM: C&C bay cao, hướng dẫn hợp đoàn bay đúng hướng đến đến target và về. Hai Gunships hộ tống bay kè hai bên hợp đoàn slicks, dẫn hợp đoàn đáp và rời bãi, về bốc quân lift khác.
Cuộc hành quân hỗn hợp, chiến dịch “Long Knife” ở Mộc Hoá năm 1971:
– US Army đổ quân cánh hướng Đông;
– VNAF đổ quân cánh hướng Nam tiến lên;
Hợp đoàn US Army, đổ được 1 lift quân, thì Hợp đoàn VNAF đổ được 2 lifts quân (vừa tiết kiệm xăng, vừa tiêt kiệm thời giờ, lại tiến nhanh).
Đánh gọn, đánh nhanh và rút mau là chiến thuật của phe VNAF chúng ta. Chiến thuật này, đã được quân đoàn khen thưởng. Ngoài ra dân VNAF còn tung ra chiến thuật
“ĐÁNH MẠNH THỌC SÂU” cũng rất hữu dụng
VNAF Miệt Dưới
US ARMY COMBAT TEAM
